Xem thêm :
Khi bạn nín thở, nồng độ CO2 tăng, nồng độ O2 trong máu giảm và khiến nồng độ pH máu cũng giảm theo.
Theo các nhà khoa học, hoạt động hô hấp của con người có hai loại: Hô hấp chủ động và hô hấp tự động. Trong đó, hô hấp chủ động được điều khiển bởi tế bào thần kinh nằm ở vỏ não (bạn có thể tự ý điều khiển được khả năng hít vào thở ra là do tế bào thần kinh này điều khiển). Còn hô hấp tự động thì do tế bào thần kinh nằm ở hành tủy và cầu não điều khiển (Khi bạn ngủ mà vẫn hô hấp được là do tế bào thần kinh này điều khiển).
Mặt khác, do hành tủy nằm ở tủy sống, nên con người không thể chủ động điều khiển được các tế bào thần kinh ở đó. Vì vậy, các tế bào thần kinh điều khiển hô hấp tại hành tủy sẽ không chịu sự chi phối của con người, mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ carbonic (CO2), oxy (O2) và pH trong máu.
Cụ thể, khi bạn nín thở, nồng độ CO2 tăng, nồng độ O2 trong máu giảm và khiến nồng độ pH máu cũng giảm theo. Đến một ngưỡng nào đó (tùy vào thể trạng của mỗi người mà ngưỡng này khác nhau), thì tế bào thần kinh của trung khu hô hấp ở hành tủy sẽ tự động điều khiển cho các cơ quan hô hấp hoạt động mà bạn không thể nào cưỡng lại được.
Chính vì vậy, việc con người muốn tự tử bằng cách nhịn thở là điều không thể xảy ra. Thế nhưng, trong trường hợp bị ngoại lực tác động, hoặc bị vật thể lạ chèn ép các cơ quan hô hấp mà bạn không thể "phá" được vật cản đó thì bạn mới có thể tử vong.
Kỷ lục Guinness về nhịn thở
Vào năm 2008, anh Tom Sietas – một thợ lặn người Đức đã ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness khi là người có thể nhịn thở dưới nước lâu nhất với thành tích 22 phút 22 giây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét